Chuyển đến nội dung chính

Phương pháp tìm ra điểm yếu trong kỹ năng IELTS Listening

Bạn luyện khá nhiều đề IELTS Listening mà chẳng thấy lên điểm. Chuyện này quá bình thường và dường như ai đang ôn thi IELTS cũng phải trải qua giai đoạn này. Nhưng chúng ta không thể để chuyện đó lặp đi lặp lại được, cần phải chấm dứt điều này nhanh chóng.
Vậy nhiệm vụ của bạn bây giờ là cần phải tìm ra điểm yếu của bản thân khi làm bài Listening là gì và ngay lập tức có cách khắc phục với tình huống đó nhanh thôi. Bằng cách nào? Đó chính là nhiệm vụ của blog hôm nay – chia sẻ phương pháp giúp bạn tìm ra điểm yếu của mình trong khi luyện IELTS Listening và hướng dẫn cách cải thiện nó. Hãy cùng bắt đầu với Etrain nào.

Phương pháp 1: Chia để trị

a) Phương pháp “chia để trị” được thực hiện như thế nào?

Thay vì luyện tập việc tập trung một lúc để nghe cả 4 sections trong bài thi nghe, bạn có thể thử luyện nghe bằng phương pháp chỉ tập trung vào nghe 1 section trong một thời gian nhất định. Đấy chính là phương pháp “chia để trị” vì từ cách làm này, các bạn sẽ thu được khá nhiều điều thú vị đó. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu từng bước làm bài nhé.
Các bước thực hiên phương pháp "chia để trị" bài Listening
Các bước thực hiên phương pháp “chia để trị” bài Listening
Sẽ có hai tình huống xảy ra sau khi bạn “chia để trị”:
  • TH1: Số câu đúng của bạn không hề tăng so với việc nghe cả 4 sections cùng một lúc.
  • TH2: Số câu đúng của bạn tăng lên khá nhiều so với việc nghe cả 4 sections cùng một lúc.
Nếu bạn đang nằm ở tình huống số 1, lý do của bạn không nằm ở việc nghe liên tục 4 sections (tương ứng với độ tập trung cao trong khoảng thời gian dài) mà “bệnh Listening” đang nằm ở chỗ khác rồi. Bạn phải chuyển xuống các phương pháp phía dưới để tìm bệnh thôi.
Nếu bạn đang ở trường hợp thứ hai, thì điểm yếu trong kĩ năng nghe của bạn đã được tìm thấy rồi đấy. Việc bạn nghe từng section một giúp bạn tăng được số câu đúng hơn khi nghe cả 4 sections có nghĩa là bạn không thể tập trung nghe trong một thời gian kéo dài liên tục. Các bạn đều biết là nếu nghe cả 4 sections cùng một lúc, bạn sẽ phải dành khoảng từ 30 – 35 phút luyện tâp liên tục. Tuy nhiên, nếu làm từng section một thì bạn sẽ chỉ mất chưa đến 10 phút thôi. Chính vì vậy, việc tập trung vào nghe trong một khoảng thời gian dài chính là chìa khóa giúp bạn có thể giải quyết vấn đề nghe của mình trong trường hợp này.
Phương pháp này đồng thời cũng giúp bạn phát hiện ra trong 4 sections, sections nào kém nhất để chúng ta dành nhiều thời gian luyện tập với chỉ section đó thôi hay chỉ dạng câu hỏi xuất hiện trong section đó thay bằng luyện tập cả 4 sections đúng không nào.

b) Cách giải quyết vấn đề “thiếu sự tập trung trong thời gian dài”

Khi đã tìm ra được điểm yếu của mình đó là không thể tập trung nghe tiếng Anh trong một khoảng thời gian dài liên tục thì điều tiếp theo bạn cần làm đó là tìm ra cách giải quyết cho mình để tăng điểm nghe. Etrain có 1 vài đề xuất để giúp bạn có thể cải thiện được độ tập trung của mình hơn như sau:
– Khi chọn nguồn nghe hãy để ý đến thời lượng của nguồn nghe đó. Hãy bắt đầu nghe từ những nguồn có thời lượng ngắn rồi dần dần làm quen với những nguồn nghe có thời lượng dài hơn. Etrain đưa ra gợi ý cụ thể với từng lượng thời gian giúp bạn nhé:
– Chọn các nguồn nghe đa dạng các chủ đề khác nhau với thời lượng khoảng 30 phút. Đặc biệt chú ý đến những nguồn nghe mà mình khá hấp dẫn và thích thú. Như vậy quá trình nghe của bạn sẽ đỡ “mệt mỏi” ^^. Vậy nên mình sẽ tiếp tục suggest các bạn những nguồn nghe có độ dài 30 phút trở lên mà thú vị nhé:
  • Phim Prison Break là gợi ý đầu tiên, một bộ phim với kịch bản cực xúc tích nhé.
  • Một số bài speech của Obama, không nhiều nhưng rất phù hợp và thú vị với những bạn thích Obama nhé.
– Bạn cũng có thể luyện tập trực tiếp với bài thi IELTS Listening bằng cách nâng độ dài bài nghe dần dần, cụ thể:
  • Làm quen với việc nghe section 1 và section 2 cùng lúc
  • Chuyển sang nghe liên tục từ section 1 đến section  3
  • Cuối cùng mới nghe từ section 1 đến tận section 4
Việc nghe tiếng Anh liên tiếp trong một khoảng thời gian dài là tương đối khó đối với các bạn còn yếu ở kĩ năng nghe. Tuy nhiên, nếu luyện tập thường xuyên theo đúng cách thì bạn yên tâm là kĩ năng nghe của bạn sẽ có thể cải thiện rất nhanh chóng đó.
Nếu đọc đến đây, bạn thấy đây không phải là vấn đề, hãy tiếp tục đọc phương pháp số 2

Phương pháp 2: Nghe không giới hạn

a) Phương pháp “nghe không giới hạn” được thực hiện như thế nào?

Phương pháp thứ hai được áp dụng đó là phương pháp nghe lại nhiều lần bài test đến khi bạn “bó tay”. Thay vì việc chỉ nghe một lần rồi tính số câu đúng, bạn hãy cho phép mình được nghe đi nghe lại nhiều lần (khoảng 3 lần) rồi so sánh kết quả. Cụ thể hơn, chúng ta cũng có có một vài steps như sau:
2 bước thực hiện phương pháp "nghe không giới hạn"
2 bước thực hiện phương pháp “nghe không giới hạn”
Cũng sẽ có 2 trường hợp xảy ra trong tình huống này như sau:
  • TH1: Nghe 2, 3 lần vẫn không tăng số câu đúng
  • TH2: Nghe 2, 3 lần giúp tăng số câu đúng
Bằng việc kiểm tra với phương pháp này, nếu các bạn thấy mình đang trong trường hợp hai thì vấn đề đã được giải quyết. Nghe nhiều lần và tăng số câu đúng so với nghe một lần nghĩa là bạn đang bị nghe không bắt kịp tốc độ. Điều này là rất dễ hiểu đúng không nào, với những bạn còn yếu ở kĩ năng nghe thì việc theo kịp với tốc độ người bản xứ là rất khó. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng nên quá lo lắng, vì vấn đề nào rồi cũng sẽ tìm ra cách giải quyết của nó thôi. Cùng đến với một vài lời khuyên của Etrain để tìm ra cách giải quyết cho bản thân thôi nào!

b) Cách tăng tốc độ nghe

Việc bắt kịp tốc độ nói của người bản xứ là một vấn đề của khá nhiều các bạn đang học IELTS. Tốc độ nói trong tiếng Anh cũng tương tự như trong tiếng Việt vậy, bạn cần thời gian luyện tập, dành nhiều thời gian cho việc nghe mỗi ngày với cách thức phù hợp để làm quen với tốc độ nói của người bản xứ. Tuy nhiên, việc nghe hàng ngày phải xuất phát từ niềm đam mê thật sự của bạn, nếu không bạn sẽ rất nhanh bị chán và không có đủ kiên nhẫn để nghe đâu. Chính vì vậy, Etrain có một vài lời khuyên nhỏ cho các bạn như sau:
– Nên chọn những nguồn nghe với chủ đề mình yêu thích và nghe thường xuyên
E.g: Mình rất thích các chủ đề liên quan đến thời trang, và chương trình yêu thích của mình là next top model và gương mặt thương hiệu. Vì vậy, thay vì việc xem các chương trình này bằng tiếng Việt, mình chọn xem Next top model Asia, hay the Face UK, US, và Australia. Mình có thể ngồi cả ngày chỉ để xem các chương trình này. Như vậy, qua cách chọn đúng nguồn nghe yêu thích của mình, mình vừa có thể cải thiện tốc độ nghe vì các bạn biết rằng cách talk show này có tốc độ nói khá nhanh (giống với giao tiếp đời thường của người bản xứ), lại vừa có thể giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Sau quá trình xem, chắc chắn bạn sẽ không ngại với việc nghe mà bản thân mình lại đi chậm hơn so với tốc độ nói đâu.
– Luyện nghe bằng cách tăng dần tốc độ: từ tốc độ chậm đến tốc độ nhanh
Phương pháp này thì phù hợp với những bạn cẩn cải thiện kỹ năng nghe intensive (cải thiện nhanh và mang tính tăng tốc) mà lại muốn nghe đúng nguồn nghe IELTS cơ. Vậy bạn sẽ làm như thế nào?
  • Down phần mềm nghe điều chỉnh tốc độ Gom Player (bạn có thể điều chính file nghe của mình nhanh hay chậm theo tốc độ và khả năng thích hợp).
  • Chọn một section trong bài IELTS (nên đi từ section 1 đến section 4 hoặc tập trung vào section bạn đang yếu) thả vào Gom Player. Thay đổi tốc độ của audio chậm hơn để phù hợp với khả năng của bản thân. Bạn nghe để hiểu nội dung của audio.
  • Sau khi đã hiểu nội dung, tăng tốc độ audio nhanh dần, nhanh dần cho đến khi về tốc độ ban đầu của audio mà nghe đến đâu vẫn hiểu nội dung đến đó.
  • Liên tục lặp đi lặp lại với các nguồn nghe, bài nghe khác nhau cho đến khi bạn không cần chỉnh lùi tốc độ nữa mà vẫn có thể nghe được.
Nếu bạn nào đang yếu về tốc độ nghe, hãy thực hiện như mình mô tả ở trên nhé, bạn sẽ thấy sự cải thiện ngay đó. Nhưng nếu đến đây, bạn vẫn chưa thấy được vấn đề của mình, hãy tiếp tục đến phương pháp số 3 mà chúng mình đưa ra.

Phương pháp 3: Nghỉ vô thời hạn

a) Thế nào là “nghỉ vô thời hạn”

Tương tự với phương pháp thứ hai, trong phương pháp này các bạn cũng làm full cả bài test cùng một lúc, tuy nhiên bạn sẽ cho mình nhiều thời gian break giữa các section hơn. Nếu như bình thường quá trình nghỉ giữa các phần trong 1 section hay giữa các section với nhau của bài nghe chỉ kéo dài khoảng 30s. Thời gian này khá ngắn để bạn có thể: đọc yêu cầu – đọc câu hỏi – gạch chân keywords trong câu hỏi và đáp án (đối với dạng Multiple choice chúng ta có đến 3-4 đáp án liền mà) – ghi nhớ thông tin. Tuy nhiên quá trình đọc câu hỏi lại giống như một map chỉ đường cho bạn trong bài thi Listening. Vậy nên, với phương pháp “nghỉ vô thời hạn này” bạn sẽ:
  • Vẫn nghe đầy đủ từ section 1 đến section 4 và nghe 1 lần.
  • Với mỗi đoạn nghỉ, bạn pause audio lại và dành thời gian đọc câu hỏi tùy theo mong muốn của mình. Khi nào bạn đã cảm thấy chắc chắn với việc hiểu và ghi nhớ thông tin của câu hỏi, bạn mới bật và nghe audio.
Khi kiểm tra kĩ năng nghe của mình bằng phương pháp này, bạn cũng sẽ có thể dơi vào 2 trường hợp sau đây:
  • TH1: Số câu đúng vẫn không hề tăng
  • TH2: Tăng khá nhiều số câu đúng
Nếu bạn có thể tăng được số câu đúng nhờ vào việc kéo dài thời gian break giữa các Section thì điểm yếu của bạn chính là tốc độ đọc và ghi nhớ thông tin chậm. Khi đã tìm ra được điểm yếu của mình rồi, thì giờ là lúc bạn cần tìm ra cách giải quyết thôi!

b) Cách đọc và ghi nhớ thông tinh nhanh hơn

Thời gian “break” giữa các section trong 1 bài Listening test là rất ngắn, và đã được quy định. Vì vậy, bạn phải làm quen với nó để có thể làm bài thi nghe được tốt nhất. Vậy có cách nào để bạn có thể tận dụng tối đa khoảng thời gian “break” này để hiểu các câu hỏi trong cả 4 sections? Cùng tham khảo 1 vài cách từ Etrain nhé!
  • Trước khi vào Section 1, audio sẽ có phần giới thiệu trước khi vào làm bài và một khoảng thời gian nói và đọc câu ví dụ, thay bằng việc lắng nghe ví dụ này, bạn hãy tận dụng khoảng thời gian đó và đọc trước các câu hỏi tiếp theo.
  • Section 1 là 1 phần đưa ra những câu hỏi khá đơn giản, vì vậy thời gian “break” trước khi vào section 1 hoặc giữa hai nửa của section 1, các bạn cũng có thể tận dụng để chuyển sang đọc trước các câu hỏi của section còn lại.
  • Cuối mỗi section bạn sẽ có khoảng 10 – 15s để check lại câu trả lời của mình trong section đó, bạn hãy tận dụng thời gian này để đọc trước câu hỏi của các section tiếp theo. Việc check lại đáp án, bạn sẽ có 10 phút cuối giờđể ghi và check lại đáp án nhé.
  • Tìm hiểu thật kĩ về các dạng câu hỏi có thể được đưa ra trước trong mỗi Section, để làm quen và dễ dàng hiểu câu hơn khi thi thật. Thậm chí, chỉ cần nhìn thoáng qua thôi là bạn đã biết mình cần phải làm gì rồi.
  • Cuối cùng, hãy tìm hiểu một số cách tăng tốc độ đọc mình đã guide trong mục Reading.
Mình nghĩ đến đây bạn đã tìm ra vấn đề của mình rồi đúng không nào? Thậm chí, có lẽ phần đa các bạn đã biết cách giải quyết rồi ý chứ. Nhưng nếu chưa thấy điểm yếu của mình ở đâu, rất có thể bạn đang mắc phải lỗi lớn nhất mà mình sắp nhắc ở phần 4 đó.

Phương pháp 4: Thay vì nghe, hãy đọc

a) Cách thực hiện phương pháp số 4

Cách này là một cách khá đặc biệt vì thay bằng việc kiểm tra kỹ năng nghe, bạn sẽ quay sang kiểm tra vốn từ vựng và kỹ năng giải quyết thông tin của mình. Cách làm phương pháp số 4 này đó là:
– Quay trở lại phần script, coi script này như một bài đọc
– Đọc script và trả lời tất cả các câu hỏi từ section 1 đến 4
Khi bạn đọc script và trả lời câu hỏi, bạn có làm được nhiều câu đúng hơn không?
Nếu bạn có nhiều câu trả lời đúng khi làm bằng cách này hơn việc nghe và trả lời câu hỏi, thì vấn đề của bạn ở đây rõ ràng đó là kĩ năng nghe còn kém. Kỹ năng nghe này có thể chính là lỗi về tốc độ, việc đọc thông tin, hay việc không hiểu yêu cầu và cách làm bài của từng dạng câu hỏi … mà mình đã đề cập ở phía trên. Vậy nên, bạn hãy quay lại đọc kỹ hướng dẫn của mình ở ba phương pháp trên nhé.
Ngược lại, nếu đọc bản script và điểm vẫn không hề tăng lên, thì bạn cần phải xem lại ngay vốn từ vựng của mình. Tại sao mình lại nói như vậy? Với việc đọc tape và trả lời chứng tỏ rằng bạn chẳng gặp khó khăn gì với quá trình nghe cả. Số lượng câu trả lời không cao và không tăng chủ yếu do lượng từ vựng của bạn không tốt, khi đọc bạn đã không biết
Rồi vậy là chúng ta đã tìm ra được điểm yếu của mình, còn bây giờ là lúc tìm cách giải quyết cho chúng thôi nào!

b) Cách giúp bạn nâng cao từ vựng nghe

Với trường hợp thứ nhất, khi sử dụng bản script và có nhiều câu trả lời đúng hơn, thì việc bạn cần làm đó là cải thiện các yếu tố sau:
  • Cải thiện phát âm của mình: Bạn có thể đang mắc lỗi phát âm sai rất nhiều từ, chính vì vậy khi nghe người bản xứ nói, dù bạn hoàn toàn biết từ đó mà vẫn không nghe được đó. Hãy check lại những từ mình thấy bản thân mình phát âm sai và rút kinh nghiệm nhé.
  • Cải thiện tốc độ nghe: Tốc độ nghe cũng là yếu tố bạn cần phải cải thiện, vì việc bạn không hiểu được bản audio để trả lời câu hỏi có thể vì bạn không thể theo kịp tốc độ nói của người bản xứ. Hãy quay trở lại các cách giải quyết ở phương pháp số 2 nhé.
  • Cải thiện việc đọc và ghi nhớ câu hỏi: Bạn có thể quay trở lại bước số 3 để xử lý vấn đề này.
Ngược lại, nếu đang ở trường hợp 2, tức là sử dụng bản script rồi vẫn không thể cải thiện điểm số thì yếu tố duy nhất bạn cần chú ý đến ở đây đó là từ vựng. Vì gặp phải các từ mới, nên thậm chí ngay cả khi bạn đã sử dụng bản script rồi bạn vẫn không thể hiểu được người bản xứ họ đang nói gì. Chính vì vậy, bạn cần trau dồi vốn từ vựng của mình mỗi ngày để dần dần hiểu hết được các ý của người bản xứ. Cách cải thiện từ vựng như thế nào?
  • Hãy check ngay danh sách các từ vựng, địa danh hay sử dụng trong Listening và học các từ vựng đó.
  • Hãy check tapescript sau mỗi bài nghe và học từ mới từ chính những tapescript đó.
  • Hãy học từ mới đúng cách: Học từ mới luôn kèm theo cách phát âm của từ đó.
Vậy là Etrain đã vừa giới thiệu với các bạn xong về 4 phương pháp tìm ra điểm yếu cho kĩ năng nghe và cách giải quyết chúng. Hy vọng, qua bài chia sẻ này các bạn sẽ có thể tìm ra điểm yếu của mình, để từ đó tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất cải thiện kĩ năng nghe cho mình! Đây thực sự là bài chia sẻ rất tâm huyết của Etrain vì qua quá trình dạy học, chúng tôi biết rằng bất kỳ người học nào cũng có những điểm yếu của riêng mình. Nếu bạn tham gia các khóa học của Etrain, bạn sẽ được chỉ ra vấn đề của mình là gì cho từng kỹ năng, nhưng nếu bạn đang tự học, hãy làm theo những chỉ dẫn phía trên để bắt bệnh và tự kê đơn cho bản thân nhé.
Chúc bạn sớm đạt 9.0 IELTS Listening ^^

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Wordcount.org: Xét mức độ phổ biến của 1 từ

Trong tiếng Anh, có khoảng 300 000 từ nhưng để nói lưu loát thì chỉ cần khoảng 3000 từ. Và tần suất số lượng 3000 từ lại chiếm tới 95% trong lời nói hàng ngày. Để xem xét 1 từ có nằm trong khoảng 3000 từ thường xuyên sử dụng hay không, bạn dùng trang Wordcount.org. Đây là trang web đưa ra thống kê và sắp xếp những từ tiếng Anh từ phổ biến đến không phổ biến. Hi vọng đây là 1 công cụ để bạn trải nghiệm tiếng Anh tốt Địa chỉ: http://www.wordcount.org/querycount.php

How to write about 2 graphs: IELTS Bar and Line Graph

This is an example of an  IELTS bar and line graph  together. It is not uncommon to get two graphs to describe at the same time in the IELTS test. It can look a bit scary at first. However, when you look more closely, you'll see it is probably no more difficult than having one graph.